Những địa điểm du lịch phượt gần Sầm Sơn cho những bạn trẻ yêu thích xê dịch

Ở Sầm sơn có rất nhiều điểm vui chơi cho du khách, chủ yếu là các hoạt động liên quan đến biển, ngoài ra du khách có thể đi chơi ở các điểm du lịch khác của Thanh Hóa, tuy hơi xa nhưng sẽ mang lại cho du khách nhiều điều thú vị, hấp dẫn.

BÃI BIỂN SẦM SƠN & CÁC ĐIỂM XUNG QUANH

Bãi biển Sầm Sơn: chạy dài gần 6 km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ. Bãi cát thoai thoải, sóng êm, nước trong xanh và nồng độ muối vừa phải rất phù hợp với sức khoẻ con người. Biển Sầm Sơn vào mỗi thời khắc trong ngày lại có những vẻ đẹp khác nhau.

Không những thế, bên cạnh biển là núi Trường Lệ sừng sững. Cùng với những hàng dừa, những rặng phi lao, ngọn núi Trường Lê đã tạo cho bãi biển Sầm Sơn những khoảnh khắc tuyệt vời.

Tại đây có nhiều hải sản quý như tôm he, cá thu, mực… Bãi biển Sầm Sơn là một trong những bãi biển hấp dẫn nhất ở phía Bắc.

 

Bãi biển Sầm Sơn.

Đền Độc Cước: tọa lạc trên đỉnh núi mang tên hòn Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, ngay cạnh bãi tắm Sầm Sơn. Độc Cước không chỉ là một ngôi đền đẹp mà còn là một di tích của Sầm Sơn. Đền rất hấp dẫn đối với du khách trong nước và nước ngoài khi đến tắm mát, nghỉ ngơi ở Sầm Sơn.

Muốn lên đền phải qua 40 bậc đá. Trong đền có tượng thần Độc Cước bằng gỗ chỉ có một tay, một chân. Chân tượng dựng vững chắc trên hòn đá tảng, tay tượng có cây búa ở tư thế đang vung về phía sau chiến đấu với loài quỷ biển. Đền có hai pho tượng ngựa đúc bằng đồng, cặp tượng phỗng tạc bằng đá khối, nhiều câu đối chữ nho ca ngợi công đức của thần Độc Cước.


Đền Độc Cước

Đền Cô Tiên: Ngôi đền nằm trên một vị thế khá đẹp, thoáng đãng phía nam núi Trường Lệ, thờ một người con gái làm nghề thuốc cứu nhân độ thế. Theo truyền thuyết xưa kể có cô gái vì không vâng lời Cha lấy một người nghèo nên bị Cha đuổi đi. Hai vợ chồng chuyên hái lá nam chữa bệnh cho mọi người trong vùng.

Rồi một ngày, cả hai vợ chồng ăn mặc rất đẹp, dắt tay nhau đi lên đỉnh núi rồi không thấy trở về. Từ đó ngôi nhà họ ở được trở thành đền Cô Tiên. Ngôi đền vinh dự được Bác Hồ về thăm và nghỉ chân năm 1960 và đã nhiều lần trung tu, sửa chữa,được Bộ Văn hóa – TT xếp hạng năm 1962.


Đền Cô Tiên.

Chợ Vồ trên bãi biển Sầm Sơn: Không cầu kỳ, rất dân dã như người vùng biển, ăn nhanh, nói nhanh, làm khẩn trương, chợ hải sản ở Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, họp rất sớm, từ lúc mới hưng hửng sáng. Vài chiếc thuyền đánh cá loại nhỏ ra khơi ban đêm trở về, táp vào cuối bãi C nhưng lại thu hút khá đông khách du lịch…

Chợ hình thành với cái tên khá lạ chợ “vồ”, do khách du lịch đặt cho vì muốn mua được món hải sản vừa ở biển lên, chỉ có thể vồ nhau với khách và với các chủ quán, nhà hàng nằm san sát dọc bờ biển.


Chợ hải sản ngay trên bãi biển Sầm Sơn.

Các khu chợ hải sản Sầm Sơn: Chợ hải sản ở Sầm Sơn nổi tiếng được nhiều du khách biết đến đó là Chợ Cột Đỏ (Đường Lê Lợi, Phường Trường Sơn) và Chợ Mới (Đường Lê Thánh Tông, Phường Trường Sơn). Đây là 2 chợ hải sản truyền thống lớn ở Sầm Sơn. Ngoài ra, du khách cũng có thể mua hải sản tươi ngon tại Chợ Chùa (Đường Trần Hưng Đạo, Phường Quảng Tiến), Chợ Đón (Phường Quảng Cư).


Chợ hải sản ở Sầm Sơn.

CÁC ĐIỂM DU LỊCH XA SẦM SƠN

Suối cá thần Cẩm Thủy: Suối Cá Thần hay còn gọi là suối Ngọc trải dài ra đến tận sông Mã (khoảng 2 km). Riêng khu vực “cá thần” xuất hiện chỉ khoảng 60 m tính từ cửa hang. Chiều rộng của suối là 3m. Mực nước ở đây khoảng 40cm, nước trong vắt nên ở khu vực cá không ra tới, có thể nhìn rõ những viên sỏi và rêu. Chúng tôi đến nơi khi trời đã xấp xế chiều, trời khá lạnh (khoảng 150C).

Người dân bản địa cho hay, thời tiết này cá ra ít lắm, chỉ khi nào trời nắng to, cá mới thích ra ngoài “rong chơi và tắm nắng”. Thế nhưng chúng tôi vẫn thấy từ cửa hang hàng ngàn con cá lúc nhúc chui ra, con nhỏ nhất khoảng 1kg, con lớn chừng 5 kg. Lạ là dù dòng suối không có be đập nhưng đàn cá cũng chỉ quanh quẩn ở cửa hang và chơi với khách.


Cá rất thân thiết với du khách

Bản Hiêu, Suối Hiêu: Bản Hiêu thuộc xã Cổ Lũng (huyện Bá Thước, Thanh Hóa) nằm trong vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Đây là điểm đến yêu thích của dân phượt và các du khách nước ngoài ưa du lịch khám phá trong vài năm nay. Đến Pù Luông mùa lúa chín, cung đường dài 25 km từ thị trấn Cành Nàng đến bản Hiêu rất đẹp bởi hai bên là cánh đồng ruộng bậc thang nằm hai bên bờ suối. Qua khỏi cầu treo bằng gỗ là vào bản.


Suối Hiêu

Vườn quốc gia Bến En: cách Thành phố Thanh Hóa 46km về phía Tây -Nam, thuộc địa phận xã Hải Vân, huyện Như Thanh, Thanh Hóa. Đây là một vùng rừng núi, sông hồ rộng 16.000 ha còn mang vẻ hoang dã với hệ động thực vật đa dạng và phong phú. Có nhiều loại động thực vật quý hiếm như: Voi, Gấu, Hổ, Voọc má trắng, lim , lát hoa, chò chỉ … có cây lim xanh đã tồn tại cả ngàn năm tuổi.

Bến Len còn có cả hơn 4.000 ha mặt hồ với 21 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên cảnh quan thiên nhiên vô cùng quyến rũ. Dãy núi đá Hải Vân có nhiều hang động đẹp như hang Ngọc, động suối tiên … lôi cuốn du khách ưa khám phá và mạo hiểm.


Vườn quốc gia Bến En.

Động Từ Thức tại Nga Sơn: còn gọi là Động Bích Đào, là một hệ thống hang động núi đá vôi với nhiều nhũ đá được gắn liền với truyền thuyết Từ Thức gặp tiên. Năm 1992 nơi đây được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích cấp quốc gia.


Động Từ Thức.

Thành Nhà Hồ: Thành do Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397 bằng những khối đá xanh rất lớn và kiên cố. Thành nhà Hồ còn được gọi là thành Tây Ðô. Thành nhà Hồ là một trong những chứng tích lịch sử quan trọng của đất nước ta. Thành có 4 cửa, trải qua hơn 6 thế kỷ cho đến nay toà thành còn lại cửa phía Nam với 3 cổng vòm cuốn bằng đá xanh. Khung tường thành còn lại là những bức tường bằng đất.

Hồ Duồng Cốc: nằm cách trung tâm xã Điền Hạ, huyện miền núi Bá Thước 1 km về hướng Bắc, nổi lên như một Vịnh Hạ Long thu nhỏ, mà thiên nhiên ưu đãi cho con người xứ Thanh. Đến với Duồng Cốc, ngoài việc được đi bè ra giữa dòng du ngoạn cảnh non xanh nước biếc, du khách còn được tự tay câu những con cá trắng bạc, lấp lánh, tự tay nấu những món ngon thiết đãi người thân, bạn bè.


Hồ Duồng Cốc

Thác Ma Hao: Ma Hao bắt nguồn từ đỉnh Pù Rinh có độ cao hơn ngàn mét, qua các lũng núi rồi tạo thành dòng chảy không ngừng. Thác nước cao vút, đổ xuống cuồn cuộn tung bọt trắng xóa. Hàng triệu triệu hạt nước nhỏ li ti như những hạt sương ban mai bay lên cao, chúng hòa quện vào nhau như dải lụa trắng rồi lan tỏa.


Thác Ma Hao

ĂN UỐNG KHI DU LỊCH SẦM SƠN

Sầm Sơn không chỉ có những danh lam thắng cảnh mà còn có nhưng món ăn vô cùng đặc biệt. Đến nơi này bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những món ngon nổi tiếng nơi đây như hải sản, nem chua …

Hải Sản Sầm Sơn: nổi tiếng khắp miền bắc vì sự tươi ngon, với vô số các loại tôm, cua, cá, ốc … Khi đi du lịch Sầm Sơn, sự lựa chọn hàng đầu của du khách luôn là hải sản, vùng biển này có rất nhiều loài hải sản nổi tiếng mà khó có thể tim ở nơi khác ví dụ như mực một nắng, gói cá …

chế biến mực 1 nắng nướng sa tế

Mực trứng: là một trong những món hải sản quý báu mà biển cả ban tặng cho người dân Sầm Sơn. Từ mực trứng người ta chế biến ra được rất nhiều món ngon và bổ. Những con mực trứng nướng chín căng tròn, vàng rượm thơm phức, thịt ngọt, dai trứng thì bùi bùi dẻo dẻo thơm thơm, đậm đà hương biển, chấm cùng tương cay, ăn miếng nào mà suýt xoa miếng đấy.


Mực trứng tươi nướng.

Nem chua Thanh Hóa: là món ăn phổ biến ở Việt Nam, nhưng có lẽ Thanh Hóa là nơi làm nên thứ nem chua giòn ngon, hấp dẫn, nem chua vừa có vị ngọt, vừa có vị cay cay, cái sai đặc trưng của nem ở đây cũng không lần đi đâu được, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biết và tinh tế so với những nem chua vùng khác.

Chè lam Phủ Quảng: Chè Lam là một món ăn quen thuộc của nhiều vùng miền nước ta. Nhưng có lẽ chẳng nơi nào có món Chè Lam độc đáo như vùng Phủ Quảng xứ Thanh – Bởi lẽ Chè Lam Phủ Quảng thơm ngon vì cái vị giòn giòn độc đáo tan ra ngay trên đầu lưỡi. Phủ Quảng là tên gọi xưa của huyện Vĩnh Lộc. Miếng Chè Lam Phủ Quảng tuy rắn nhưng lại giòn tan.

Cháo Lươn: Chắc hẳn du khách nào đã từng du lịch biển Sầm Sơn chắc không thể quên được món cháo lươn quen thuộc. Nói là cháo nhưng khi bưng bát cháo ra bạn không khỏi ngạc nhiên vì nó giống như canh vậy, nước cháo không sánh mà rất loãng, khác với cháo ở Ninh Bình, nước cháo trong, hạt gạo còn nguyên, nhưng khi đưa vào mồm cảm giác mềm mại của hạt gạo không cứng như cơm nhưng lại không mềm như những hạt gạo còn sót lại trong nồi cháo bình thường.

Bánh răng bừa: Người Thanh Hóa đặt tên cho chiếc bánh tẻ quê hương đây là một đặc trưng rất riêng của vùng biển Sầm Sơn, nhất là khi ta ăn vẫn còn nóng sốt, với chiếc vỏ mực tươi dày khi nướng săn chắc, dai dai lẫn mùi thơm của vị thịt nhồi toả ra khiến ta có một cảm giác ngon tuyệt rất đặc biệt, đó là bánh răng bừa.

Bánh cuốn: Sầm Sơn có hương vị khá riêng bởi vậy nên món ăn phổ biến này vẫn được xem là đặc sản của bãi biển Sầm Sơn. Bánh cuốn Sầm Sơn dai, mềm, chấm với nước mắm thì ngon tuyệt cú mèo.

ĂN Ở ĐÂU ?

    Đánh giá tổng quan: Sầm Sơn là điểm du lịch khá quen thuộc đối với du khách tại phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội. Di chuyển đến Sầm Sơn cũng không mất quá nhiều thời gian, bãi biển tắm đẹp, có thêm 1 số điểm tham quan vui chơi khác. Là điểm du lịch lý tưởng, nghỉ dưỡng tương đối tốt cho du khách. Những thông tin ở trên sẽ là kinh nghiệm du lịch Sầm Sơn đầy đủ chi tiết dành cho bạn

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *